Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trẻ em dễ mắc bệnh lao gì?

Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hàng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là 4 thể: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; lao cấp tính như lao màng não và lao kê; lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi và lao màng phổi; lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu - sinh dục, lao ruột...

 

Lao sơ nhiễm: Thường gặp nhiều nhất. Có thể gặp ở trẻ từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không tiêm phòng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.

 

 Xét nghiệm tìm khuẩn lao.
Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót. Trẻ có thể tự khỏi nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

 

Lao cấp tính, trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu.

 

Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Ở trẻ em, phần lớn là bị lây nhiễm từ những người thân trong gia đình. Khi người bị bệnh lao ho, vi khuẩn lao có trong đờm sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp của người đối diện và làm lây bệnh. Ngoài ra, nếu người mắc bệnh khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn có trong đờm sẽ theo gió phát tán vào không khí làm lây cho người xung quanh.  Vì vậy, để đề phòng cho trẻ, nếu trong nhà có người bị bệnh lao cần phải cách ly trẻ với người bệnh. Người bị bệnh lao nên có ý thức để hạn chế sự lây lan của bệnh: không ho, khạc đờm bừa bãi; tránh tiếp xúc, hôn hít trẻ nhỏ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ càng lớn thì tần suất mắc bệnh càng ít. Lao màng não xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó 1 tuần, sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt.  Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc... Lao kê là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não. Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao) với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; lao phổi với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao phổi: Ít nhiều tùy theo tuổi khi bị sơ nhiễm lao, chỉ 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại, 10% ở trẻ em lớn từ 12-14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1-2 năm.  Triệu chứng: sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, gầy, tức ngực, ho đờm hay có máu. Xquang phổi chia làm 2 loại: (1) Lao phổi không có hang: dạng nốt riêng rẽ hay kết hợp thành đám thâm nhiễm. (2) Lao phổi có hang: có hang tròn, nối liền rốn phổi với ống dẫn. Hay thường kết hợp với nốt, đám thâm nhiễm hay thường có kết hợp tổn thương màng phổi hay hạch trung thất. Chẩn đoán chính xác bằng tìm vi khuẩn lao trong đờm hay trong dịch dạ dày 3 ngày liên tiếp (soi trực tiếp và cấy).

Lao ngoài phổi: thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Ở trẻ em, việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. 

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).         

BS.Trần Hạnh Hoa

Bạn quan tâmCó thể bạn quan tâmTAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO nặng do cao huyết áp, anh Sơn đã lấy lại sức khỏe nhờ cách không thể đơn giản hơn!Nhờ biết cách này tôi đã hết SỎI MẬT mà không cần vào viện lần nữaTÓC BẠC 10 năm trở thành tóc đen, giải quyết vấn đề tận gốc40 tuổi bị THẬN HƯ khuyên người trẻ ít làm điều này tránh hối hận khi về già Loading... Bình luậnBình luận của bạn về bài viết Trẻ em dễ mắc bệnh lao gì?
tin khác

Một số bài thuốc trị lao xương khớp

Ăn cho dáng đẹp

nội soi,răng sứ,răng giả

Hi hữu 4 chiếc răng sứ "chui" vào phế quản cụ ông 90 tuổi khi đang lắp răng

dị ứng sữa,tuyệt chiêu,uống sữa,tiêu chảy do sữa

Mách bạn 7 tuyệt chiêu ngừa tiêu chảy do dị ứng sữa

Ăn trứng vào buổi sáng tốt cho sức khỏe toàn diệnTrung Thu: thời tiết thuận lợi cho việc ngắm TrăngChăm sóc cơ thể lúc mới dậy thì6 bài rượu xoa bóp chữa đau mỏi gân xươngNhững lưu ý khi bổ sung vitaminNộm bưởi cho ngày bớt hanh haoBí quyết giúp gia tăng hương vị tình yêu“Tinh binh” có tốt như chị em đồn đoán?Thoát khỏi nỗi lo chi phí khi sinh con"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực nhiều thuốc điều trị bệnh với giá hợp lý"

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

.head_tanga{color:#fff;padding:0} .head_tanga a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_tanga{border:none} .border_tanga .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_tanga .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 100px; height: 60px; margin-right: 10px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%;width:100%} .border_tanga .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0;color:#6db2dd;font-family:`roboto`} .border_tanga .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_tanga .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;} .bottom_partner{display:flex;align-items:center;justify-content:flex-end;padding:0;color:#999;font-style:italic;border-top:1px solid #ccc;background:#f2f2f2} .bottom_partner img{margin-left:7px} 7 cách thoát khỏi chóng mặt nhờ giảm stressChữa chóng mặt nhờ phương pháp massage kiểu ẤnĐừng chủ quan với cơn chóng mặtPhòng bệnh

Phòng bệnh còi xương cho trẻ em

Khi nào cần phẫu thuật?

Ngừa tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu chuyển giai đoạn bệnh?

Những tai nạn hy hữu gặp ở trẻ em

Tra cứu sức khỏe

Sức khỏe người lớn

Sức khỏe trẻ em

Sơ cứu

Sức khoẻ tâm thần

Ẩm thực và dinh dưỡng

Sức khỏe và môi trường

Các biện pháp tránh thai

Sức khoẻ sinh sản và tình dục

Các thuật ngữ

Tìm hiểu cơ thể người

Dược

Thẩm mỹ

Trang phục

Rèn luyện

Ngôi nhà an toàn

Giải thích các xét nghiệm

Khám sức khỏe

Dinh dưỡng phòng chống ung thư

.head_unang{background:#1a5493;color:#fff;} .head_unang a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_unang{border:1px solid #458a37} .border_unang .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_unang .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 110px; height: 80px; margin-right: 10px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%} .border_unang .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0} .border_unang .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_unang .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;} CẨM NANG BẢO VỆ SỨC KHỎE6 sai lầm thường gặp của mẹ Việt khi tắm cho trẻ sơ sinh Bất cứ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến bé trong những ngày đầu đời. Thế nhưng có không ít mẹ Việt đang “hàng ngày” mắc phải những sai lầm thường gặp khi tắm cho con, gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ... “Chặn đứng” bệnh tim mạch ngay từ bây giờ bằng các xét nghiệm cơ bản Mách mẹ 6 cách sinh thường không đauĐo chỉ số BMI
Tin thể thaokết quả bóng đá ĐỌC NHIỀU NHẤT Trần Danh Cường,Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương,Bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường,Bộ Y tế,Bộ trưởng Bộ Y tế,Vũ Bá QuyếtBộ Y tế bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường giữ chức Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TWSKĐS - Theo quyết định của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện từ ngày 1/10/2018Phụ huynh bức xúc con tử vong, BV Chợ Rẫy khẳng định không điều trị saiChuyên gia bày cách hết ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địaNhững bộ lạc sở hữu khả năng kỳ lạ về sức khỏeNhững “tiết lộ” bất ngờ về tuyến tụy trong cơ thể con ngườiTRANG CHỦTIN THEO NGÀYTIN 24H QUAĐặt SKĐS làm trang chủRSSVăn hóaVui cườiẢnh m nhạcĐiện ảnhMỹ thuậtSân khấuSự hy sinh thầm lặngThể thaoVăn họcVượt qua bệnh tậtY học 360Bác sĩ trả lờiBệnh chuyên khoaBệnh người cao tuổiBệnh thường gặpMở rộng tầm nhìnTin y dượcBệnh mạn tínhCa bệnh đặc biệtThời sựBạn đọcThời luận - Lai raiChính trịKinh tế - xã hộiPháp luậtPhóng sựVăn bản - chính sáchY tếCác mẹ cần biếtDạy trẻPhòng bệnhSản phụ khoaThầy thuốc tư vấnCảnh giác thuốcDùng thuốc nên biếtViên thuốc tự sựSức khỏe cho mọi ngườiY học cổ truyềnBài thuốc dân gianCây thuốc quanh taGiới tínhBệnh lây truyền Món ăn – Bài thuốcNam họcPhòng theTâm sựKhỏe đẹp ++Mỹ phẩmThẩm mỹThời trangQuốc tếẢnhBình luậnTin tứcThế giới đó đâyPhòng mạch OnlineNhịp cầu nhân áiDinh dưỡngGóc chuyên giaHiến - ghép tạngCamera bệnh việnVideoTin thể thaokết quả bóng đá

Tổng biên tập: TTND.BS.Trần Sĩ Tuấn

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 90/GP-BTTTT ngày 23/02/2016

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Hà Nội

Điện thoại: (024) 3 846 1042 - Fax: (024) 3 844 3144

Số tài khoản: 116000000 237; Tài khoản USD: 118000202194

Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Ba Đình

MST: 0100108631

Cơ quan đại diện phía Nam: 213 Điện Biên Phủ, Q.3. TP.HCM – ĐT: (028) 3 822 9942

Fax: (84.28) 3 823 7593 - Email:skds@saigonnet.vn

Liên hệ nội dungbandientuskds@gmail.com

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin tố cáo tiêu cực: 0901727659

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

Liên hệ Quảng Cáo báo điện tửIMPACT MEDIA

Hotline: 0933 133 163

Skype:HongThuy.Tiffany - Email:QuangCao.SucKhoeDoiSong@gmail.com

Địa chỉ: Phòng 2515, tầng 25, Tòa nhà Euro Window, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ Quảng Cáo trên báo giấy 111B Núi Trúc- Ba Đình- Hà Nội.

Fax: 024.37365634 - Hotline: 0913321467 - Email:quangcaosk@gmail.com

Báo giá quảng cáo báo giấy:Click vào đây để download báo giá

Liên hệ đặt báo giấy Sức khỏe & Đời sống 090 4969511

.stickyleft{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;} .stickyright{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;}

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Chuyên khoa Nhi - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, cho biết: Trẻ bị các bệnh đường hô hấp đều có thể ho khan. Ho...